Quy trình Chống Thấm Tối Ưu Sàn Vệ Sinh, Ban Công và Sân Thượng của Công ty Gia Việt
Chống thấm Ban công, Sân thượng và đặc biệt là Nhà vệ sinh luôn là một bài toán khó và quan trọng mà bất cứ công trình xây dựng nào cũng cần phải quan tâm và giải quyết nó một cách hiệu quả ngay từ ban đầu.
Giải quyết và Làm tốt ngay từ ban đầu là cách tiết kiệm nhất cho Thời gian, công sức và tiền bạc của bạn nếu bạn không muốn gặp phải những tình trạng Thấm dột vô cùng phức tạp và gây ức chế, bất tiện khi sử dụng. Chính vì vậy, bạn cần phải hiểu rõ bản chất của việc Thấm và xử lý thấm, trong bài viết này Gia Việt sẽ cung cấp cho bạn toàn bộ Kiến thức để giúp bạn có phương án lựa chọn tối ưu cho gia đình mình bạn nhé!
Nguyên Nhân Thấm dột từ đâu mà ra?
Thấm là do nước, đây là điều mà tất cả mọi người đều biết. Vậy nguyên nhân gây Thấm dột là do Nước tù, đọng lâu ngày, Nước không thoát hoặc thoát chậm. Điều này chắc hẳn bất cứ ai cũng biết. Vậy nếu không có nước thì chắc chắn sẽ không có chuyện thấm xảy ra, hay nói rõ hơn là nếu khi bạn sử dụng, toàn bộ Nước trên bề mặt được rút hết toàn bộ, không bị tù đọng thì chắc chắn sẽ không bị Thấm.
Vì sao phải chống thấm
Căn nhà khi mới đưa vào hoạt động thì thường sẽ không có biểu hiện thấm. Nhưng sau khi bạn sử dụng từ 1 – 3 năm căn nhà của bạn trải qua nhiều điều kiện thời tiết khác nhau qua các mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông nên bắt đầu lộ dần khuyết điểm và bắt đầu có hiện tượng thấm cục bộ ở một số vị trí.
Vị trí nào cần chống thấm
Có 2 loại Thấm trong căn nhà đó là Thấm Sàn và Thấm tường. Trong khuôn khổ bài viết này, Chúng tôi chỉ để cập đến vấn đề Chống thấm sàn. Chống thấm tường chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn giải pháp ở những bài sau.
Đối với Thấm Sàn, Chúng ta cần chống thấm ở những vị trí tiếp xúc với Nước như: Nhà vệ sinh, Ban công, Sân thượng, Khu vực giặt phơi (nếu có).
Đặc điểm của mỗi vị trí Thấm có gì khác nhau
Như đã đề cập đến Cấu tạo Sàn Ban Công, Sàn vệ sinh và Sàn sân thượng ở bài trước, chúng tôi chỉ áp dụng quy trình được nêu ở đây cho Trường hợp Sàn dương, nếu trường hợp của các bạn là Sàn âm thì hãy email cho chúng tôi để được giải đáp nhé
1. Ban công + Khu vực giặt phơi
Sàn Ban công là khu vực dễ chống thấm nhất, do đặc điểm của Sàn ban công là ít tiếp xúc với Ánh nắng và chịu lượng mưa ít hơn rất nhiều so với Sân thượng. Đồng thời hiện tượng thấm Ban công nếu có xảy ra thì ít ảnh hưởng đến Sinh hoạt bên trong gia đình.
2. Nhà vệ sinh:
Sàn vệ sinh là khu vực Sàn trong nhà, không chịu ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết nắng nóng, mưa bão. Tuy nhiên, Thấm Nhà vệ sinh là loại thấm gây ảnh hưởng khá nhiều đến Sinh hoạt của gia đình, vì vậy Chúng ta cần phải hạn chế triệt để việc thấm này.
Thấm Nhà vệ sinh có hai loại thấm chính. Một là thấm cổ ống, do thi công Phay lỗ sàn để đi các hệ ống kỹ thuật. Hai là thấm sàn, do các lỗ mao khí bên trong bê tông sinh ra do việc đầm dùi bê tông.
3. Sân thượng
Sàn Sân thượng hay Sàn mái là khu vực tiếp xúc Trực tiếp với môi trường thay đổi bên ngoài như nhiệt độ thay đổi trong ngày, hứng chịu lượng mưa lớn nếu có bão xảy ra. Đồng thời, việc thấm sân thượng sẽ ảnh hưởng cực kỳ nhiều đến Sinh hoạt của gia đình bạn. Nếu xử lý không tốt sẽ phải làm nhiều lần gây tổn hại kinh phí rất nhiều.
Phương án chống thấm Tối ưu cho từng vị trí
Chống thấm tốt, lâu bền phụ thuộc hai yếu tố: phương án chống thấm tốt và Tay nghề thợ.
Như đã nêu ở trên, nguyên nhân thấm chính là do Nước đọng, nếu tay nghề người thợ của bạn tốt, thi công đảm bảo được độ dốc thoát nước thì bạn có thể yên tâm và không cần quá quan tâm đến Phương án chống thấm cũng được.
Với kinh nghiệm hàng chục năm thi công chống thấm với hàng trăm các công trình đồng thời hiểu rõ Bản chất thấm của từng vị trí, Gia Việt đã nghiên cứu, đúc kết Kinh nghiệm trên 10 năm để Khuyến nghị Quy trình Chống thấm như sau.
Quy trình chống thấm nhà vệ sinh sàn dương (đường ống đi xuyên sàn)
Vật liệu sử dụng:
+ Sika Latex TH
+ Sika Top Seal 107
+ Sika gout, Vữa rót không co ngót M600
Quy trình thi công:
Bước 1: Vệ sinh bề mặt: RẤT QUAN TRỌNG! Là yếu tố quyết định đến “chất lượng” và “độ bền lớp chống thấm”.
– Cạo sạch bụi bẩn, vết ố, rong rêu, tạp chất trên bề mặt. Dùng máy mài, lắp chổi sắt vào đánh sạch bề mặt, tạo ma sát cho bề mặt.
– Dùng máy thổi bụi để thổi sạch bụi và các tạp chất.
– Các hốc bọng, túi đá, lỗ rỗ… cần được đục bỏ các phần bám dính hờ, đục rộng và sâu cho đến phần bê tông đặc chắc. Trát vá bằng vữa sửa chữa có trộn phụ gia kết nối.
– Đối với các vết nứt lớn phải được trám bằng keo chuyên dụng.
– Với bề mặt hút ẩm phải làm ẩm bão hòa bề mặt bằng nước sạch trước khi ứng dụng các lớp chống thấm.
Bước 2: Đục tẩy miệng các cổ ống theo hình miệng loa. Rửa sạch miệng cổ ống bằng nước sạch. Sau đó chèn kín cổ ống.
Quét kết dính hồ dầu Sika Latex TH trộn với xi măng nước sạch theo tỷ lệ lên phần miệng ống và ống sau đó trộn vữa rót không co ngót M600 với nước sạch và đổ vào cổ ống.
Bảo dưỡng cổ ống bằng nước sạch, tránh bị nứt.
Bước 3: Trát bo dốc chân tường bao và sàn bê tông bằng vữa xi măng + cát.
Nếu sàn nào cần lấy cốt gạch thì không cần trát dốc quá mà chỉ cần sàn và tường phẳng để lưới gia cố chân không bị gập, gồ ghề.
Bước 4: Tiến hành quét lót toàn bộ chân tường giữa sàn và tường gạch xây bằng Sika Latex TH (đối với Sân thượng ta sử dụng Sika top Seal 107). Riêng phần quét chân tường quét cao tối thiểu 30 cm
Bước 5: Khi lớp thứ nhất đã se khô ta tiến hành thi công lớp thứ 2 lên trên toàn bộ bề mặt sàn bê tông, chân tường. Quét sao cho lớp sau vuông góc với lớp trước để tránh lỗ mọt bọt khí và cho đều bề mặt.
Bước 6: Sau 24 – 48 giờ thi công lớp chống thấm cuối cùng hòan thành. Các lớp chống thấm khô ta tiến hành ngâm thử nước trong vòng 24h rồi tiến hành nghiệm thu.
Bước 7: Thi công lớp cấu tạo sàn bao gồm: lớp vữa cán nền và lớp men hoàn thiện. Lưu ý: đây là công đoạn cực kỳ quan trọng, nên phụ thuộc rất nhiều vào Tay nghề người thợ. Nếu ở công đoạn này bạn lấy dốc tốt thì sau này có thể yên tâm rằng sàn của mình không bao giờ bị thấm.
Một số hình ảnh thực tế chống thấm:

Bước 1: Vệ sinh bề mặt sàn, đục bỏ bê tông hoặc hồ dầu vương vãi trên sàn

fill lỗ ống bằng sika grout

Quét chống thấm Sàn và chân tường tối thiểu 30cm

Hình ảnh sàn vệ sinh sau khi đã ốp men tường