



KINH NGHIỆM ĐÚC KẾT TỪ SỰ CỐ SẬP TƯỜNG TẠI ĐỒNG NAI
Mấy ngày vừa qua, cả nước nói chung và cộng đồng xây dựng nói riêng rúng động về tai nạn thảm khốc trong sự cố sập tường ở Đồng Nai khiến 10 người chết.
Tại khu vực thi công, công an ghi nhận diện tích thi công khoảng trên 870m2, bức tường cao 8m, dài khoảng 100m bị đổ sập làm 10 người chết, 14 người bị thương.
Lực lượng chức năng đang Kiểm tra, giám định
Trong thời gian chờ kết luận chính thức từ phía cơ quan điều tra, dưới góc độ là Đơn vị chuyên thi công xây dựng, chúng tôi chia sẽ một số kinh nghiệm về Thiết kế và Thi công để đảm bảo an toàn như sau:
1. Về nguyên tắc thiết kế và thi công, cần tuần thủ các nguyên tắc sau:
- Đối với tường xây cao trên 2m, tường gạch phải được giằng, neo vào hệ khung chính của nhà xưởng bằng cách câu thép râu vào cột. Hệ thép râu giúp khối tường xây và khung được liên kết thành một khối ổn định.
Hình ảnh cấy thép râu trước khi xây tường của Công ty Gia Việt
Tường xây được chia làm 2 đợt để đảm bảo khả năng chịu lực của tường
- Đối với tường xây cao trên 3m cần tính toán kỹ tải trọng gió. Đây là nguyên nhân chính gây ra các vụ sập tường cao dạng cao và dài. Tải gió tính toán thường khoảng xấp xỉ 100kG/m2 do đó, đối tới các tường cao và dài thì mômen gây lật do tải gió ra rất lớn. Vì vậy cần phải có biện pháp đảm bảo liên kết giữa phần tường với phần khung ngang chịu lực để chống lại tác dụng lật của gió.
2. Trong trường hợp chưa đảm bảo được liên kết giữa tường với khung ngang thì phải có các biện pháp chống tạm trong quá trình thi công hoặc xây tường từng đoạn ngắn không liên tục để làm giảm bớt tác dụng của gió.
- Phương án an toàn nhất vẫn dựng khung kết cấu thép lên trước, sau đó mới xây tường và dùng thép râu câu vào cột để giằng giữ chống gió xô ngang.
- Ngoài ra, nếu xây cao từ 2.5-3.5m thì nên có giằng ngang, nếu xây dài từ từ 2.5-3.5m thì nên bổ trụ để tăng cường độ bền vững cho tường.
Quy cách xây tường được thể hiện bằng hình ảnh
3. Thi công SAI sơ đồ lực gió và lực ngang của Thiết kế:
- TK với sơ đồ lực gió là công trình đã hoàn thành, tường 2 bên xây kín và lợp mái xong. Nhưng TC các tường cùng lúc và chưa có mái, nên mỗi tường chịu lực gió gần như gấp đôi sơ đồ tính của TK.
- Thi công cột tường cùng lúc lắp dựng kèo mái, thợ lái cẩu bất cẩn gây lực kéo đẩy đầu cột lớn quá, làm sập tường.
- Chưa làm hệ giằng mái, nên toàn bộ kết cấu cột và mái có thể biến hình không ổn định, gây sập. Khoảng 1996 kho của Cty Minh Phụng bị sập ở Bình Dương, trong lúc lắp dựng kèo mà chưa làm hệ giằng mái và giằng dọc công trình, dù chưa lợp mái và vách.
4. Thi công PHẢI đúng trình tự:
- Phải lắp dựng kèo-hệ giằng mái và lợp xong mái, mới xây 100% tường, nếu chưa đạt được thì chỉ xây không quá 70% chiều cao tường.
5. Xây tường bao thường là công tác khá đơn giản đối với các công trình Dân dụng nhưng đối với Công trình Công nghiệp, Nhà xưởng với Chiều dài tường lớn thì Thiết kế phải ghi ghi chú rõ trình tự thi công trong bản vẽ Thiết Kế Thi công.
Trên đây là một vài kinh nghiệm của Chúng tôi trong vấn đề xây dựng Tường bao nhà Dân dụng và Công nghiệp, rất mong đã đóng góp được một số kinh nghiệp để anh em Thiết kế và Thi công chú ý vấn đề này nhằm tránh các sự cố đáng tiếc sau này.
Nếu bạn có câu hỏi gì cần chúng tôi giải đáp về các vấn đề trong Xây dựng thì hãy email cho chúng tôi tại: thietkegiaviet@gmail.com, chúng tôi sẽ tổng hợp và giải đáp đến Các bạn đọc.